Không phải khách sạn nhiều sao, các nhà hàng đặc sản, càng không phải những tụ điểm vui chơi, một trong những nơi khó tìm nhất hiện nay tại thành phố Cảng chính là… phòng khám nam khoa.
Các chàng trai hay quý ông lịch thiệp, nếu chẳng may gặp vấn đề với “cậu nhỏ”, muốn tìm một nơi khám và chữa bệnh riêng tư để… đỡ ngại, đỏ mắt cũng chẳng thấy.
Hình ảnh Đỏ mắt đi tìm phòng khám… nam khoa số 1Hầu hết các Bệnh viện tuyến huyện hiện nay không có phòng khám Nam khoa gây khó khăn cho người bệnh nam khi mắc phải các bệnh “khó nói”. Trong ảnh: Người bệnh làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên Ảnh: Hoàng Phước
Những “nỗi niềm thầm kín”
“Đúng là thời buổi “âm thịnh dương suy”. Phụ nữ có bao nhiêu là ngày của riêng họ. Nào là Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10… Còn cánh mày râu chẳng có lấy nửa ngày để được nhận quà từ chị em. Không những thế, đi đâu cũng gặp các phòng khám phụ khoa, sản khoa. Chị em chỉ thấy “hơi hơi có vấn đề” ở “nơi thầm kín” là tha hồ được lựa chọn nơi để nghe tư vấn, khám và chữa bệnh. Còn với đám “mày râu”, khi “cậu nhỏ” gặp trục trặc, muốn tìm một phòng khám riêng tư, đỏ mắt cũng chẳng thấy. Vào bệnh viện, phòng khám chung thì ngại, vô phúc gặp phải nữ bác sĩ thì…”- Hoàng Văn K, nhà ở xã Đại Đồng (huyện Kiến Thụy) than thở. Số là cậu nhỏ của K bị nấm từ lâu. Đi bệnh viện khám thì ngại, nghe lời bạn bè, người thân mách bảo, K dùng mọi cách có thể để “tự xử”: Từ dân gian như luộc quần áo, tắm bằng nước nấu lá cây bạch đàn, dùng nhựa quả chuối hột xanh để bôi… đến “hiện đại” như bôi nước ô-xy già, cồn ASA… Thế nhưng, những vết nấm không những không khỏi, mà ngày càng… lan rộng. K đành “vác mặt mo” đến Trung tâm da liễu số 140 Trần Phú (quận Ngô Quyền) để khám bệnh. Ai đời, đi khám bệnh mà như đi… ăn trộm. Bộ dạng lấm la lấm lét, nhìn trước nhìn sau sợ người quen bắt gặp. Đã thế còn gặp… nữ bác sĩ trẻ. Lúc cởi quần… khoe “cậu nhỏ” để chị bác sĩ khám, mặt K đỏ như gấc. Cũng may, bác sĩ kê đơn thuốc uống và bôi, 1 tuần sau khỏi hẳn, không phải “tái khám”. Nghĩ lại đến giờ K vẫn thấy “hú vía”. Anh Nguyễn Văn T, nhà ở đường Đà Nẵng (quận Ngô Quyền) gặp tình huống éo le hơn nhiều. Ngày đầu tiên “cậu nhỏ” bị sưng, đau, anh T không để ý. Ba ngày sau, do đau quá, vào nhà vệ sinh lôi “cậu nhỏ” ra “tự khám”, anh T thấy hoảng hồn. Một bên “quả cà” sưng to bằng… quả trứng ngỗng. Mặc dù ngại nhưng đứng trước tình huống “chữa thì còn mà không chữa có nguy cơ thành… thái giám”, anh T đành “muối mặt” đến khám ở Khoa Ngoại tiết niệu (Bệnh viện Việt- Tiệp). Sau khi khám sơ qua, bác sĩ hỏi có vợ chưa?. Anh T trả lời có rồi. Bác sĩ hỏi tiếp có con chưa?. Anh T trả lời có một đứa rồi. Bác sĩ hỏi trai hay gái?. Anh T trả lời gái. Nghe đến đây, ông bác sĩ… thở dài đánh thượt: “Con gái hả?. Tiếc thật. Không khéo phải… cắt. Hi vọng có con tiếp rất nhỏ. Chúng tôi nghi ngờ cậu bị chứng xoắn dây tinh hoàn. Phát hiện muộn quá”. Nghe đến đây, anh T gần như ngất xỉu. Phần vì sợ, phần vì… tiếc “tuổi xuân hơ hớ” dài đằng đẵng phía trước… Sau khi đi siêu âm, chụp chiếu, thử máu, nước tiểu…, anh T như được sinh ra lần thứ hai khi nghe chính vị bác sĩ đáng kính nọ tuyên bố: “Viêm mào tinh hoàn. Không phải cắt. Nằm viện tiêm thuốc 2 tuần là ổn”. Không được may mắn như T, anh Trần Văn N, nhà ở xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy) bị xoắn dây tinh hoàn. Do để quá lâu, khi đến khám 1 bên “cà” bị hoại tử, nên các bác sĩ buộc phải cắt bỏ. Trong phòng bệnh, ai cũng lắc đầu thương cảm mỗi khi N kêu đau. Mới có 21 tuổi, chưa một vương vấn mối tình… mà đã từ bỏ một phần quan trọng cuộc sống. Đừng vì ngại ngùng… Bác sĩ Lê Quang Hùng, Phó trưởng khoa Ngoại tiết niệu (Bệnh viện Việt- Tiệp) cho biết, tuy được gọi là phái mạnh nhưng cánh mày râu… rất yếu. Bị bệnh đến phòng khám nam khoa chỉ sợ người khác nhìn thấy cho rằng mình bị… yếu sinh lý. Mà nếu đủ dũng cảm đến khám thì cũng lấm la lấm lét. Cứ thấy người lạ là cúi gằm mặt xuống hoặc lấy tờ báo… che mặt. Bác sĩ có hỏi thì… lắp ba lắp bắp mãi không nói được một câu. Hơn nữa, các quý ông, khi mắc những bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà… khi đi khám rất sợ gặp người nhà, người quen. Vì thế, nhiều người “cố” chịu đựng, đến khi đi khám thì bệnh nặng hoặc không thể cứu chữa được, buộc phải cắt 1 bên “cà” hoặc cả “cậu nhỏ”. Theo bác sĩ Hùng, nguy hiểm nhất phải kể đến chứng xoắn tinh hoàn. Đây là chứng bệnh thường gặp ở tuổi sơ sinh, dậy thì (từ 10 đến 15 tuổi) và thanh niên (16 đến 21 tuổi). Người bệnh có biểu hiện đau đột ngột 1 bên bìu và vùng này sưng rất to. Xoắn dây dẫn làm máu không đến được khiến tinh hoàn rất nhanh bị hoại tử. “Thời gian vàng” điều trị là trong 6 giờ, từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến khám và chữa bệnh trong thời gian này, hầu hết người bệnh cứu được tinh hoàn. Nhập viện từ 6 đến 12 giờ sau khi đau, khả năng cứu được tinh hoàn giảm xuống còn 50%. Còn đến bệnh viện 24 giờ sau khi đau, buộc phải hy sinh tinh hoàn. Được biết, ngoài công việc chuyên môn ở bệnh viện, bác sĩ Hùng còn mở Phòng khám nam ở quận Lê Chân. Một địa chỉ để cánh mày râu có thể yên tâm tìm đến khi mắc bệnh nam khoa: Vừa riêng tư, vừa vắng vẻ, lại do chính tay bác sĩ nam có chuyên môn thăm khám và chữa bệnh. Cánh mày râu, khi bị mắc các loại bệnh nam khoa, tốt nhất nhanh chóng đến phòng khám nam khoa, khoa Ngoại tiết niệu của các bệnh viện để khám và được tư vấn chữa bệnh. Đừng vì ngại ngùng, xấu hổ để bệnh nặng thêm, mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản cũng như “niềm vui” của giới mày râu. Về phía các cơ quan chức năng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự nguy hiểm của các bệnh nam khoa cũng như khuyến khích các phòng khám nam khoa để người bệnh có thể dễ dàng tìm được nơi ưng ý chứ không phải đỏ mắt tìm kiếm như hiện nay.
Nguồn : Người Lao Động
-------------------
Phòng khám Mayo chuyên khám và điều trị các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh xã hội. Phòng Khám Mayo được sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sỹ giỏi nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh, Đến với Mayo các bạn sẽ được chăm sóc tận tình nhất, Mayo điểm đến an toàn tin cậy của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét